Monday, June 10, 2019

Bí quyết làm bài thi tốt?



Trong cuộc khảo sát của trang uy tính: https://www.childline.org.uk/ với hơn 1300 người tham gia, 96% trong đó cho biết họ cảm thấy lo lắng và áp lực trước các kỳ thi.
Tỷ lệ phần trăm này không đáng ngạc nhiên, nhưng nó đặt ra câu hỏi về việc hệ thống giáo dục có quá cạnh tranh và căng thẳng hay không.
Mình tin chắc rằng giáo dục nên thiên về kiến thức và trải nghiệm hơn là chỉ để lấy điểm. Nhưng có lẽ sẽ còn rất lâu nữa các trường học mới dẹp hẳn các bài thi và kiểm tra, vì vậy các bạn học sinh cũng nên học cách đối phó với các kỳ thi một cách bình tĩnh và hiệu quả nhất có thể.
Mình sẽ đã đưa ra năm cách sau đây, bạn có thể tham khảo xem có áp dụng được cho mình không nhé:

 1. Lập ra một chiến lược cụ thể:
Hầu hết các bạn học sinh thường không có chiến lược cụ thể nào để đối phó với kỳ thi, bài kiểm tra sắp tới, mọi người thường nghĩ rằng, học càng nhiều càng tối và hi vọng vào 1 kết quả tốt nhất có thể.

Thật đáng buồn, khi cách tiếp cận đó không thật sự thông minh lắm, vì làm kiểm tra cũng không khác gì tham gia một trận chiến kéo dày một vài tiếng vậy, và do đó cần một chiến lược cụ thể cho trận chiến đó.

Về cơ bản một chiến lược làm bài thi, kiểm tra cần hội đủ câu trả lời cho các câu hỏi sau:
      Khi nào bạn sẽ bắt đầu học?
      Có bao nhiêu giờ mỗi tuần bạn sẽ dành ra để học?
      Những chủ đề làm bạn cần làm rõ hơn nữa?
      Những bài tập mẫu bạn sẽ cần xem xét?
     Có bao nhiêu câu hỏi ứng dụng thực tế, bạn sẽ làm gì nếu gặp phải?
     Bạn sẽ xem các ghi chú của bạn và đọc sách giáo khoa vào khi nào, bao lâu?
     Có điều gì khó khăn mà bạn có khả năng đối mặt khi ôn bài và làm bài, và làm thế nào bạn sẽ vượt qua chúng?

Có một câu nói rằng: “Không có kế hoạch đồng nghĩa với lập kế hoạch để thất bại”. Do đó hãy chắc rằng bạn có một sự chuẩn bị tốt trước kỳ thi.

 2.   Lên một lịch trình ngủ nghỉ đầy đủ trước 1 tuần khi kỳ thi bắt đầu:
Nhiều bài thi đã được lên lịch vào buổi sáng sớm, thời điểm mà học sinh thường không mấy tỉnh táo.

Nếu bạn chẳng mai thi vào buổi sáng, hãy lập kế hoạc ngủ sớm trước đó một tuần, làm như vậy sẽ giúp cơ thể bạn thích nghi, chức năng não bộ và các cơ quan sẽ được tối ưu cho hoạt động làm việc vào buổi sáng. Nhìn chung, Ngủ đủ giấc là rất quan trọng nếu bạn muốn cải thiện trí nhớ của và tập trung tinh thần.

Tất nhiên, bạn có thể thức khuya, nhưng việc này nên diễn ra trước kỳ thi một tuần, bằng không nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả làm bài của bạn.

  3.  Hạn chế việc ôn bài sát giờ thi:
 Rất nhiều bạn có thói quen coi bài sát giờ thi 10 phút, thật ra điều này chỉ có tác dụng tâm lý thôi, giúp bạn an tâm hơn một xíu, nhưng nhìn chung nó làm rồi rắm vấn đề hơn là giúp đỡ bạn.

10 phút trước khi thi, Nếu bạn điên cuồng xem các bài giảng và ghi chú hay các bài mẫu hoặc phương trình toán học, bạn sẽ trở rối rắm với mớ kiến thức, và việc xáo trộn này làm não bạn không thể gợi lại chính xác cái mà nó đã nhớ. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm bài của bạn.

Thay vào đó, hãy tận dụng thời gian trước khi bắt đầu kỳ thi để thư giãn. Hình dung bản thân bạn trả lời các câu hỏi một cách chính xác, và tưởng tượng mình trong trạng thái hòa bình và tự tin.

Hít một hơi thật sâu. Hít vào bốn giây, sau đó thở ra trong bốn giây. Lặp lại điều này nhiều lần khi cần thiết để bình tĩnh.

 4. Tập trung vào quá trình, đừng tập trung vào kết quả:
Rất nhiều vận động viên nổi tiếng sau khi chiến thắng đã để lại những phát biểu rất hay:
“Phóng viên: Trước khi bóp cò, anh đã ngắm rất lâu, tới 32 giây. Vì sao lại như vậy?
Hoàng Xuân Vinh:  Tôi thường có thói quen bắn chậm và hôm đó tôi bắn viên cuối còn chậm hơn thường lệ. Thú thực lúc đó tôi có một chút run vì vậy tôi cố gắng đứng thật lâu, lấy lại bình tĩnh trước khi nhả đạn. Tôi không quan tâm tới đối thủ bên cạnh ra sao, người hâm mộ hò reo thế nào, chỉ tập trung vào bia trước mắt.”

 Bạn có thể mong đợi họ nói điều gì đó giống như: “tôi đã nghĩ về việc đám đông sẽ phản ứng thế nào nếu tôi bỏ lỡ cú bắn” hay “tôi tập trung vào thời gian còn lại trong trò chơi” hay tôi không muốn làm người hâm mộ thất vọng. Nhưng, những người thành công sẽ chỉ thường tập trung vào những gì đang diễn ra bây giờ, họ sẽ làm tốt những gì bây giờ, và thành công sẽ là cái phải tới sau đó. Bạn có thể google để tìm thêm dẫn chứng khác

 Điều này có nghĩa là nếu bạn tập trung chủ yếu vào kết quả (ví dụ, liên tục tự suy nghĩ: Tôi phải thực hiện bài kiểm tra này. Tôi phải kiểm tra bài kiểm tra này tốt nhất. Tôi phải có điểm kiểm tra bài kiểm tra này cao nhất lớp. Có lẽ bạn sẽ làm dưới sức của mình.

 Nếu bạn muốn đạt điểm cao trong kỳ thi và bài kiểm tra, bạn nên, thay vào đó, tập trung vào duy trì sự bình tĩnh, suy nghĩ qua mỗi câu hỏi một cách cẩn thận và phân tích những gì mỗi câu hỏi thực sự yêu cầu.

  5.  Hãy sử dụng các kỷ thuật làm bài:
Đừng nghĩ rằng kỳ thi là bài kiểm tra để đo kiến thức của bạn. Điều đó có thể đúng 1 phần, nhưng sai tới 9 phần. Dù bạn nắm chắc kiến thwucs như long bàn tay, nhưng bạn không biết các kỷ năng cần thiết khi làm bài thì điểm bạn vẫn sẽ không bào giờ đạt như kỳ vọng.

Ở đây có vài nguyên tắc và kỹ thuật: 

Quen với cấu trúc đề:
1.  Bài thi có bao nhiêu phần.
2.  Sự khác nhau mỗi phần.
3.  Có bao nhiêu câu hỏi trắc nghiệm, câu tự luận, câu suy luận, câu hỏi mở?
4.  Cấu trúc điểm của mỗi phần?

Dùng đồng hồ bấm giờ:
1. Trong một kỳ thi, mỗi giây đều quan trọng. Sử dụng một đồng hồ bấm giờ sẽ giúp bạn theo dõi thời gian một cách chính xác hơn.

Xem xét tổng thể bài thi ngay từ đầu, đừng vội làm ngay:
1. Khi kỳ thi bắt nhận đề, đừng nhảy thẳng vào và bắt đầu trả lời các câu hỏi. Thay vào đó, mất một hoặc hai phút để đọc lướt tất cả các câu hỏi.
2. Nhận định về cách thách thức trả lời mỗi câu, và lưu ý trong đó câu nào là khó và tốn thời gian nhất. Dành nhiều thời gian hơn để giải quyết những câu hỏi đó.

Kiểm soát thời gian trả lời từng câu hỏi đó:
1. Ví dụ, nếu bạn có 50 phút để hoàn thành một bài kiểm tra 10 điểm, bạn có 5 phút mỗi điểm. Vì vậy, đối với một câu hỏi 3 điểm, bạn nên dành khoảng 15 phút trả lời nó.
2. Nếu sau 13 phút bạn vẫn chưa làm xong câu đó, hãy tăng tốc.

Nếu bạn bí câu nào, hãy cho qua:
1. Nếu bạn không làm được câu nào đó, bình tĩnh, cứ di chuyển xuống các câu dưới, giống như kế hoạch ban đầu đã đề ra, đừng suy nghĩ về câu đó cho tới khi làm xong các câu bên dưới.



Lời cuối cùng: Bạn có thể thích/ không thích các bài thi và kiểm tra, nhưng bạn vẫn phải làm, do đó đừng khó chịu với nó làm gì, hãy cứ làm như bình thường. Mình hi vọng những lời khuyên trên sẽ giúp bạn phân fnaof trong các bài kiểm tra và bài thi sắp tới.


Share:

Trang Facebook

Bài Mới Nhất

May mắn là gì? Tất tần tật về may mắn

Blog Archive