Showing posts with label Cách ôn thi cấp tốc. Show all posts
Showing posts with label Cách ôn thi cấp tốc. Show all posts

Saturday, June 8, 2019

Cách ôn thi cấp tốc trong thời gian ngắn?



  

 Thứ 2 thi hôm nay đã là Thứ 7, vậy làm thế nào để nhồi nhét kiến thức trong thời gian cực ngắn đây? Mặt dù học nhồi nhét có thể sẽ không giúp bạn có được 9,10 điểm, nhưng nó chắc chắn có thể cứu bạn khỏi điểm 3,4. Thực hiện theo các gợi ý dưới đây cộng với một chút quyết tâm và sẵn sàng cho 1,2 đêm dài và khó khăn. Sẽ giúp bạn đạt những hiệu quả không ngờ tới.

Giai đoạn 1: 2 Đêm trước ngày thi:

 1. Ghi chú tốt:

Vì ngày thi sát đến nơi rồi, nếu có ghi chú tốt và kỹ năng ghi chú hiệu quả có thể tận dụng tối đa thời gian trước ngày thi.
Tìm hiểu những gì bạn thực sự cần phải học. Nếu giáo viên của bạn tổ chức một buổi ôn tập, hãy tận dụng những gì mà hôm đó thầy cô cho ghi lại. Bạn sẽ tìm ra những chủ đề mà giáo viên cho là quan trọng. Nhiều giáo viên đưa ra để cương ôn tập, vì vậy hãy chắc chắn sử dụng chúng. Mặc dù nó có thể sẽ không bao gồm mọi thứ sẽ có trong bài kiểm tra, nhưng ít nhất bạn sẽ có thể tập trung vào các chủ đề chính.

Hãy đọc lại bài giảng được ghi chú. Nếu bạn đi học và chép bài đầy đủ, bạn sẽ có một số lưu ý để nhìn qua. Nếu bạn không ghi lại bất cứ thứ gì, hãy thử lấy vở của một người bạn cùng lớp, người này nên là lớp trưởng hoặc lớp phó học tập, đại loại là ai đó chiu khó ghi chép một chút. ghi chú trong lớp học là một kho tàng kiến ​​thức quan trọng vì giáo viên đã bao gồm những gì họ nghĩ là quan trọng nhất.

2.Ghi lại các khái niệm quan trọng:

Đọc lại các ghi chú, bài giảng của mình, tô màu các khái niệm, định nghĩa, chủ chốt. Hãy viết chúng ra một tờ giấy riêng - ghi chú cấp tốc - hoặc trên thẻ ghi chú. Điều này sẽ giúp bạn xác định những gì bạn cần biết và bạn sẽ có một bộ thẻ ghi chú tiện dụng dễ nhìn, dễ nhớ.

Hành động viết lại cũng có thể giúp bạn ghi nhớ nội dung đó. Nếu bạn là một người học trực quan tốt, thì điều này chắc chắn sẽ giúp ích. Nếu bạn là người học thính giác tốt, nghĩa là bạn học bằng cách nghe, hãy đọc các từ khi bạn viết chúng vào thẻ ghi chú.

 Nếu bạn có đủ thời gian, hãy xem xét viết lại thẻ ghi chú của bạn nhiều lần. Nó có vẻ như quá mức cần thiết, nhưng nếu thông tin đó quan trọng, nó rất hữu ích đó. Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng học các phương trình đại số, hình học, sự lặp lại này không còn hữu dụng lăm.

 3.Học hiệu quả:

Rõ ràng là bạn sẽ không có thời gian để bao quát mọi thứ có thể có trong bài kiểm tra, nhưng bạn có thể thu hẹp những khái niệm chủ chốt và tìm cách tập trung tốt nhất vào các khái niệm này.

 Xác định các chủ đề chính. Xem qua đề cương và ghi chú cấp tốc của bạn để tìm các chủ đề quan trọng hoặc lặp đi lặp lại nhiều nhất trong sách giáo khoa. Quét các phần chính của văn bản liên quan đến các chủ đề này và viết ra bất kỳ thông tin mới nào bạn thấy có vẻ quan trọng. Ý tưởng ở đây không phải là viết ra tất cả mọi thứ, mà là xác định các ý tưởng, sự kiện hoặc phương trình cụ thể có khả năng sẽ được ra trong bài kiểm tra rồi tập trung vào các chủ đề đó càng nhiều càng tốt.

Hãy nhìn vào trang khởi đầu và trang kết thúc của quyển sách. Trang đầu của thường xác định các điểm chính giúp bạn hiểu được nội dung sách. Các trang cuối cùng thường tổng hợp chương, xác định hay tô sáng các từ khóa, và, trong trường hợp của môn toán, những trang này thường liệt kê các phương trình, khái niệm quan trọng.

Xem xét các câu hỏi tiểu luận, các bài tập nhóm (nếu có) và cách bạn phải trả lời chúng. Bây giờ bạn nên nhớ sơ sơ về mấy bài tập đó. Hãy suy nghĩ về các khái niệm được bao gồm trên ghi chú của bạn và đối chiếu với các câu hỏi tiểu luận, bài tập. Việc này sẽ có ít cho trí nhớ và mở rộng các dạng bài tập có thể được ra trong bài kiểm tra.

4.Kiểm tra thử xem mình đang ở mức nào rồi:

    Sau một hồi lâu miệt mài ghi chú và ghi nhớ, bạn nên kiểm tra xem mình đang ở đâu trên con đường thi cử, học hành. Đây là lúc áp dụng kiến thức vào những câu hỏi thực thế:

    Nếu giáo viên của bạn đưa ra một bài thi thử hoặc một số câu hỏi, bài tập ôn tập, hãy làm ngay bây giờ. Nếu không có, thì hãy làm các bài kiểm tra hoặc các câu hỏi ở cuối chương sách giáo khoa. Nhớ là, Chỉ thực hiện các câu hỏi có liên quan trực tiếp đến các khái niệm bạn đã xác định là quan trọng. Đừng dành thời gian cho tất cả câu hỏi. Nếu bạn gặp khó khăn trong một vài câu, hãy lưu ý nó và quay lại sau khi bạn tự chấm điểm bài kiểm tra của mình.

    Chấm điểm bài kiểm tra của mình. Hãy trung thực với bản thân, bằng không bạn sẽ bị shock với kết quả thi thật của chính mình. Xem xét những câu bạn đã làm sai và so sánh chúng với các khái niệm đã được ghi chú của mình. Nếu có trong ghi chú thì bạn xem lại nó, còn nếu chưa thì bạn ghi thêm vào.

5. Sử dụng các kỷ thuật nhớ:

 Bộ não không bao giờ quên. Quên một mẩu thông tin là do không lưu trữ đúng cách, không thể nhớ lại hoặc không lưu trữ theo cách có thể tìm thấy. Thực hành một số kỹ thuật ghi nhớ đơn giản sẽ giúp bạn rất nhiều vào những lúc nguy khốn này:

   Cái đầu tiên gọi là mnemonic. Mnemonic là cách dùng trí tưởng tượng để biến những thứ khó nhớ thành những hình ảnh/phương tiện dễ nhai hơn. Giới thiệu có vẻ hơi xa lạ nhưng chắc hẳn những cái này bạn cũng đã biết và đã xài trong thời đi học rồi. Này nhé, hồi cấp 1 bạn đã được học cách nhớ tháng nào 31 ngày, tháng nào 30 ngày bằng cách đếm bàn tay. Hay hồi lớp 8 mới bắt đầu học hoá có bài ca hoá trị với “khi nào may áo giáp sắt phải hỏi đồng bạc vàng”.
    Cái thứ 2 là cố biến thông tin thành một vần điệu (một bài hát chẳng hạn), liên quan đến hình ảnh mà bạn quen thuộc ( ví dụ như số 2 là hình con thiên nga) sau đó tự kể cho mình một câu chuyện về nó mà bạn biết bạn sẽ nhớ.
    Cái thứ 3 là phân loại: Gôm các từ liên quan lại thành 1 nhóm gần nhau. Như vậy sẽ tiện chi việc nhớ và gợi nhớ lại các khái niệm.
Bạn có thể sử dụng kết hợp cả 3 hoặc nhiều cách trên để đạt hiệu quả cao nhất.

 6. Cố gắng ngủ nhiều nhất có thể, càng nhiều càng tốt:

 Cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt trước khi thi. Một ý tưởng hay là bạn có thể học nhồi nhét trước khi đi ngủ và sau đó thức dậy xem lại, và tiếp tục nhồi nhét thêm thông tin. Nếu bạn ngủ quá ít, bạn sẽ mệt mỏi và dễ mắc lỗi hơn trong. Thiếu ngủ sẽ khiến những thông tin vào phút cuối trở nên khó nhớ hơn. Vì vậy, tập trung vào việc ngủ trước khi bạn quyết định học nhồi nhét trước kỳ thi.


Giai đoạn 2: Vào Ngày Thi       
   
         1.  Làm một bữa ăn nhẹ nhàng, cân bằng ít nhất một tiếng trước khi làm bài thi, kiểm tra:

Tránh chỉ ăn carbohydrate, và thay vào đó hãy lấy một bữa ăn có nhiều protein (trứng), axit béo omega-3 (cá hồi), chất xơ (đậu đen), hoặc trái cây và rau quả. Một số "siêu thực phẩm" giúp tăng chức năng não: quả việt quất, cá hồi, các loại hạt và hạt, bơ, nước ép lựu, trà xanh và sô cô la đen. Bạn có thể nhai một hoặc hai trong số này như một phần của bữa ăn.

          2.  Xem bài lần chót:

  Bạn nên xem lại ghi chú của mình lần cuối trước khi đi thi và hỏi bạn bè của mình một số nội dung liên qua đến phần mà mình đã ôn, đừng quá tham lam khi sa đà vào những dạng bài tập, hoặc kiến thức khác. Vì chúng sẽ làm làm bạn phân tâm và kém tập trung.

         3. Đến phòng thi sớm và ghé thăm nhà vệ sinh:

Bạn nên đến phòng thi sớm để xem xét phòng, chuẩn bị để nghe số báo danh, ngoài ra cũng nên đến để xem nhà vệ sinh ở đâu, vì khi làm bài, bạn có thể sẽ muốn đi vệ sinh, việc biết trước vị trí sẽ giúp bạn đỡ lo lắng và tập trung hơn.





Share:

Trang Facebook

Bài Mới Nhất

May mắn là gì? Tất tần tật về may mắn