Cho dù bạn chuẩn bị cho một kỳ thi sắp tới, hoặc muốn cải thiện thói quen học tập
của bạn, bạn càng sớm bắt đầu, bạn sẽ sớm thành công. Dưới đây là 9 lời khuyên
để giúp bạn sử dụng hiệu quả thời gian học tập của mình, từ đó học tập hiệu quả
hơn.
1. Ghi
chú một cách hiệu quả:
Ghi chú tốt là chìa khóa của việc học
tốt. Nếu bạn làm tốt, bạn sẽ tự thiết lập cho mình bộ sưu tập các bài giảng,
bài đọc dưới dạng các hình ảnh và bản đồ tư dụy được sắp xếp gọn gang, trật tự,
điều này sẽ làm ghen tị bạn bè cùng lớp.
Khi bạn học, nghe giảng, ghi chú của
bạn sẽ giúp cho
tâm trí hình dung lại toàn bộ các bài học được trình
bày trong lớp. Sắp xếp các ghi chú của bạn thành một mẫu phác thảo rỏ ràng. Điều này sẽ
giúp làm rõ ý của bài
học, và bạn sẽ dễ dàng ôn lại khi bạn phải
chuẩn bị cho một kỳ thi
trong tương lai. Nếu bạn thấy các
phần của bài giảng
bị thiếu trong ghi chú
mindmap của mình, tham
khảo sách giáo khoa hoặc
nhờ người khác hướng dẫn bạn, giúp
đỡ để điền vào
những chổ còn thiếu
nhé.
Dưới đây là một số chiến lược để
giúp làm các ghi chú rỏ ràng hơn:
·
Chuẩn
bị để viết ghi chú: (Đọc bài trước ở nhà để có khái niệm tổng quan về bài học,
cái này mình đọc sơ qua thôi nha).
·
Gôm
các mẫu ghi chú lại của bạn lại một chổ, rồi phân loại chúng theo từng môn học
(Có thể viết trên cùng một quyển tập).
·
Lấy
những ý chính của bài (thỉnh thoảng thì thầy cô sẽ viết sẵn mấy cái đó ra trên
bảng rồi)
·
Sử
dụng một hệ thống ghi chú cố định phù hợp với từng loại thông tin (Chẳng hạn
như bạn dùng hình “bông hoa” để ký hiệu từ flower vậy, hãy sáng tạo nhé)
Ngoài ra có khá nhiều
phần mềm để bạn ghí chú note trên điện thoại lắm như là Evernote nè nhưng mà
nhiều khi thầy cô không cho dùng smart phone, nên mình cũng hạn chế liệt kê ra
đây.
2. Chọn
thời gian và địa điểm để học tốt nhất:
a.
Bạn
là thức dây sớm hay là một con cú đêm? Thời gian học của bạn nên là bất cứ khi
nào bạn tỉnh táo nhất (nên né buổi chiều ra vì buổi chiều thường là thời gian mệt
mỏi nhất). Tìm một nơi thoải mái để học tập, và chuẩn bị cho không gian này những
tài liệu bạn cần cho việc học trước khi bạn bắt đầu. Cố gắng loại trừ các vật
có thể gây mất tập trung (Smartphone, máy tính, đồ chơi…), mấy thứ này sẽ phá vỡ
sự tập trung của bạn và lãng phí thời gian học tập. Nếu bạn học trong một quãng
thời gian dài, hãy chuẩn bị một ít thức ăn nhẹ và đồ uống!
Nơi học
lý tưởng nên thỏa mãn những yêu cầu dưới đây:
·
Không
gian bàn đầy đủ
·
Một
chỗ ngồi thoải mái
·
Ánh
sáng tốt
·
Ít
phiền nhiễu
Nếu một nơi yên tĩnh không sẵn có,
thì hãy nghe nhạc như nhạc cổ điển hoặc nhạc jazz với âm lượng thấp để giúp chặn
tiếng ồn. Âm nhạc có thể them nhiều lợi ích, giúp bạn chú ý hơn.
Ngoài ra, bạn không nên
học trên giường ngủ của mình, vì theo kinh nghiệm của mình, bạn sẽ ngủ sau 5
phút ^^.
3. Thiết
lập mục tiêu cho thời gian học:
a.
Thiết
lập mục tiêu cho thời gian học của bạn (Chẳng hạn như trong buổi sáng này mình
sẽ học được 10 từ vựng Tiếng Anh, hoặc làm được 4 bài tập toán ...). Chia nhỏ
khối lượng bài tập và bài học ra để mình không thấy áp lực khi học chúng (Có thể
chia lượng bài tập ra thành 3 phần, mỗi phần mình học 45 phút, sau đó mình nghỉ
break 15 phút, như vậy sẽ rất đỡ stress). Nên làm phần khó nhất trước, vì lúc
đó bạn sẽ có nhiều năng lượng và quyết tâm nhất.
Thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn:
· Theo
dõi tiến trình của bạn, để bạn biết những gì bạn đã học.
· Xác
định các khu vực chưa học.
· Làm
nổi bật những chỗ cần nghiên cứu thêm.
Dưới đây là một số lời khuyên khác để
lập kế hoạch học tập:
· Lập
danh sách các việc cần hoàn thành.
· Đánh
thứ tự ưu tiên các công việc và cho một lượng thời gian ước tính để hoàn thành
công việc đó.
· Lập
danh sách gồm 2 cột, 1 cột chứa tên công việc và một cột ghi thời gian khi nào
bạn sẽ làm từng nhiệm vụ.
· Tiềm
thời gian tối ưu để thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên cao nhất, thường là khi bạn
có nhiều năng lượng, và tập trung tốt nhất.
· Chia
nhỏ lượng công việc ra để đỡ áp lực khi làm.
4. Xem
lại bài thường xuyên:
a. Hãy
biến việc học thành thói quen. Thêm thời gian học vào thời khóa biểu của bạn và
cách dành khoảng 30 phút để xem nội dung ghi từ mỗi lớp. Học mỗi ngày, bài học
đó học sẽ lưu lại trong trí nhớ dài hạn của bạn, và sẽ dễ dàng để nhớ lại sau
này, cụ thể là khi kỳ thi đến.
b. Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng việc xem lại bài học mới trong vòng 24 giờ sau khi nghe nó sẽ
giúp bạn giữ lại trong trí nhớ khoảng 60% bài học. Bằng cách này việc ôn tập của
bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
5. Sử
dụng một chiến lược học tập phù hợp với bạn:
a.
Tất
cả chúng ta đều có nhiều cách để khái niệm hóa, nhớ lại và truyền đạt thông
tin. Sử dụng nhiều hơn một phương pháp để hiểu hoặc ghi nhớ thông tin có thể
giúp bạn giải quyết các khái niệm khó khăn hiệu quả hơn.
b.
Tuy
nhiên, một cách khái quát, là mỗi người có một phương pháp học tập ưa thích. Phổ
biến nhất được công nhận là các phong cách sau đây:
i.
Trực
quan / Không gian:
Đây là cách học bằng cách nhìn - cách sử dụng hình ảnh trực quan.
ii.
Âm
thanh / thính giác-âm nhạc: Đây
là học bằng cách nghe: sử dụng âm thanh, giọng nói và âm nhạc.
iii.
Vật
lý / Động lực học:
Đây là cách học bằng cách sử dụng cơ thể, tay và va chạm.
iv.
(Các
cách học khác là: Bằng lời nói / Ngôn ngữ học, logic / toán học, xã hội /
giao tiếp, và Đơn độc / Nội tâm.)
Chọn ra cách học phù hợp cho từng
người, hoặc sử dụng kết hợp chúng sẽ giúp bạn học thật hiệu quả.
6. Thường
xuyên tự đặt câu hỏi về bài học:
a.
Đừng
đợi tới khi bài kiểm tra tới mới trả lời các câu hỏi về bài học, hãy luôn chủ động,
tích cực đặt vấn đề về cái mà mình đang được học. Khi bạn tự đặt và tự giải đáp
các vấn đề, kiến thức đó sẽ trở thành của riêng bạn, hơn nữa bạn hoàn toàn có
thể đạt được mức độ hiểu biếu sâu hơn những gì mình đã học.
b.
Bạn
có thể lập một nhóm học tập, trong đó mọi người thay phiên nhau hỏi và trả lời
về nội dung bài học, khi đó sẽ tạo ra bầu không khí sôi động, cùng giúp nhau hoàn
thiện hơn phần kiến thức của mình.
7. Thực
tiễn hóa:
a.
Bất
cứ khi nào có thể, bạn hãy áp dụng những kiến thức mình được học vào thực tế cuộc
sống, thực hành những gì bạn học được. Nếu bạn có thể tìm thấy một diệp gì đó
hoặc một nhiệm vụ, công việc cho phép bạn thực hiện việc học mới hoặc các kỹ
năng mới, bạn sẽ hiểu chúng đầy đủ hơn. (Chẳng hạn bạn được học về lắp mạch điên
nối tiếp và song song, ỏ nhà bạn muốn lắp thêm bóng đèn, hãy áp dụng bài học của
mình vào thực tế).
8. Học
với bạn bè:
a.
Chúng
ta có xu hướng nghĩ rằng học một mình sẽ tốt hơn so với việc học chung với đám đông,
nhưng thật ra điều này chỉ đúng 1 phần thôi. Đối với những môn học vẹt như Sử, Địa,
… những môn mà kiến thức là cố định và không đòi hỏi phản biện thì học một mình
là tốt. Nhưng với những mon tư duy như Toán, Lý, Hóa ... thì việc phản biện là
cần thiết, và do vậy chúng ta nên học thành một nhóm để cùng làm việc, như vậy
sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Một số lợi thế của việc học nhóm là:
·
Cung
cấp một diễn đàn để thảo luận, giảng dạy, trò chuyện, chia sẻ ý tưởng.
·
Thử
thách ý tưởng của bạn, thúc đẩy tư duy phản biện và sáng tạo.
·
Giúp
bạn tập trung (với điều kiện là những người bạn kia phải thảo luận theo chủ đề
ban đầu)
9. Tự
chăm sóc cho bản thân mình:
a.
Bạn
học tập tốt hơn nếu bạn cảm thấy tốt. Nói tóm lại, hãy làm như những lời khuyên
bạn có lẽ đã được nhắt đến nhiều: ăn uống tốt, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và
tập thể dục thường xuyên.