Thursday, February 28, 2019

Làm sao để học bài nhanh thuộc trong thời gian ngắn nhất?



Làm sao để có thể ghi nhớ một thứ gì đó trong thời gian ngắn, và nhớ lại chúng nhanh nhất có thể?

Theo mình nghĩ, thì đó là câu hỏi mà chúng ta nên tập trung vào, khi mà chúng ta muốn được điểm cao ở các môn học bài, và cả những việc thường ngày trong cuộc sống và công việc nữa. Thật ra có rất ít người biết về các nguyên tắc nhớ, và nếu bạn đi lòng vòng trong phòng rồi hỏi người ta về cách để ghi nhớ nhanh, đa số mọi người chắc chắn sẽ trả lời bạn rằng: "hãy cứ lặp đi lặp lại việc đó cho đến khi nào nhớ thì thôi."

Điều này thật ra chỉ là một nữa của sự thật, và việc lặp đi lặp lại nhàm chán này, thật ra chỉ dùng được cho các công việc trong văn phòng thôi. Trong trường hợp, bạn thật sự muốn ghi nhớ một thứ gì đó nhanh chóng và cụ thể. Sự lặp lại này, thậm chí sẽ phá hủy quá trình ghi nhớ đó; Bởi vì, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải gọi lại những gì bạn nhớ. Vấn đề của việc ghi nhớ không chỉ đơn giản là nhét thứ gì đó vào trong đầu đâu, mà còn là việc phải lôi nó ra ngoài khi cần thiết nữa đó.

Vậy thì làm sao học thuộc bài hoặc ghi nhớ trong thời gian ngắn và chính xác nhất? Trong bài viết này, mình sẽ phân tích một chút về cách trí nhớ hoạt động, sau đó đưa ra một số mẹo vặt, để rồi từ đó mọi người có thể tự mình ghi nhớ hàng tấn dữ liệu trong một khoảng thời gian cực ngắn, ví dụ như là ngày mai kiểm tra hoặc thi học kỳ mà mình chưa học bài. 





Trước khi bắt đầu, bạn phải xác định được phong cách học của mình đã:

Bạn cần biết rằng: bạn là người học bằng cách nghe?, nhìn? hay trải nghiệm?

Nếu bạn là người học qua lắng nghe: cách hiệu quả nhất cho bạn nắm bắt thông tin chính là nghe chúng. Người học bằng hình ảnh thích nhìn thấy sự vật để học được nó. Những người học qua trải nghiệp lại có xu hướng học các sự kiện và kinh nghiệm (hoặc dùng vật liệu làm ra thứ gì đó).
Đa số chúng ta là cả hai trong ba loại trên nhưng mình sẽ chỉ ra lúc nào thì mình nên học bằng hình ảnh, còn lúc nào mình nên học bằng âm thanh....

Bước 1: Chuẩn bị


Để tối ưu hóa khả năng ghi nhớ của mình, bạn phải đặc biệt chú ý đến môi trường mà bạn học. Đối với nhiều người, điều này đồng nghĩa với lựa chọn khu vực càng yên tĩnh càng tốt, mặc dù nhiều người khác lại sẽ học tốt hơn ở những nơi đông người. Hãy tìm môi trường giúp bạn tập trung hiệu quả nhất, để bắt đầu nào.

Tiếp theo, hãy uống một ít trà. Mình có thể liệt kê ra rất nhiều những nghiên cứu khoa học, đã khẳng định rằng trà là chất xúc tác tự nhiên giúp tăng cường trí nhớ.
 Nói một cách máy móc, khả năng gọi lại thông tin của chúng ta sẽ dần yếu đi khi liên kết giữa các nơron thần kinh trong đầu chúng ta yếu đi. Các nơron thần kinh đươc nối với nhau bằng xinap. Bạn càng rèn xinap nhiều (bằng cách lặp lại một hành động nhiều lần), nó sẽ càng mạnh mẽ và kết quả là bạn có thể ghi nhớ lâu hơn. Khi chúng ta già đi, những chất hóa học độc hại dần phá hủy nơron và dẫn đến tình trạng mất trí nhớ và thậm chí là bệnh Alzheimer. Trà chứa các hợp chất giúp ngăn ngừa những chất độc này và giữ cho các tế bào não hoạt động tốt trong khoảng thời gian dài hơn.

Bước 2: Ghi âm lại những thứ mà bạn cần nhớ.

Việc này đặc biệt hữu dụng nếu bạn đang cố gắng ghi nhớ thông tin từ bài giảng trên lớp. Dùng máy ghi âm để thu lại và nghe chúng khi cần.
Nếu bạn đang cố gắng nhớ bài thuyết trình sắp tới của mình hoặc bài thi nói, hãy ghi âm bản thân lúc đọc bài đó một cách to rõ và lắng nghe mình nói. Đương nhiên, phương pháp này hữu dụng nhất dành cho những người học thông qua lắng nghe nhưng nó cũng rất tiện lợi cho những người khác bởi vì nó đảm bảo rằng bạn đang nhận được thông tin hơn từ bài giảng , giúp bạn tiếp thu thông tin một cách nhanh hơn.

Bước 3: Ghi lại mọi thứ.


Hãy viết ra thông tin bạn cần nhớ, quan sát nó nhiều lần, hoặc nếu có thể, hãy viết lại nó. Việc làm này giúp bạn trở nên quen thuộc hơn với những điều bạn đang cố gắng nhớ.

Thực hiện bước này trong lúc nghe lại đoạn ghi âm của mình còn có thể giúp bạn giữ lại rất nhiều thông tin. Đây là bước hiệu quả nhất dành cho những người học thông qua trải nghiệm.

Bước 4: Phân loại ghi chú theo nhóm


Lúc này khi mà bạn đã viết mọi thứ xuống tờ ghi chú, hãy phân loại chúng thành những mục riêng biệt. Đây là cách học lí tưởng cho người học bằng hình ảnh, đặc biệt nếu bạn dùng những màu sắc cụ thể riêng biệt cho từng danh mục đã phân loại.

Việc này giúp bạn chia nhỏ mọi thứ và khiến thông tin được phân loại, rồi lưu trữ trong não bộ thành các nhóm riêng biệt.

Bước 5: Áp dụng sự lặp lại để tích lũy quá trình ghi nhớ


Đối với mỗi dòng chữ, hãy lặp lại vài lần và cố gắng nhớ lại nó mà không cần nhìn.  Trong khi bạn ghi nhớ mỗi phần của văn bản, hãy tích lũy thêm thông tin khác bằng cách thêm những điểm kiến thức mới vào đoạn bạn mới vừa học. Việc này giúp tất cả những gì được lưu trong bộ nhớ ngắn hạn của bạn không bị mất đi.

Tiếp tục thực hiện bước này cho đến khi bạn đã ghi nhớ toàn bộ những mục lớn trong bài vậy là ban có thể nhớ hết những thứ bạn vừa học. Nhưng nhớ là, đừng tiếp tục với phần mới cho đến khi bạn đã ghi nhớ hoàn toàn phần vừa học, nếu không bạn sẽ bị loạn đó.

Bước này đa phần là phương pháp học qua hình ảnh nhưng nếu bạn đọc to mọi thứ lên trong khi đang viết bài, như thế là bạn có thể sử dụng ghi nhớ âm thanh rồi.

Bước 6: Ghi chép lại theo trí nhớ


Đến thời điểm này khi mà bạn đã có thể nhớ hoàn toàn các phần trong bài học, hãy viết lại chúng theo trí nhớ riêng của mình. Việc này sẽ giúp in sâu lại mọi thứ bạn vừa học bằng cách áp dụng chúng trực tiếp thông qua trải nghiệm của mình.


Cách 7: Dạy lại cho người khác (hoặc cho chính mình)


Phương pháp hiệu quả nhất đối với mình khi còn đi học chính là dạy lại thông tin cho người khác. Bạn có thể dạy bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể giảng lại kiến thức của mình cho người khác khi họ ngồi ngay trước mặt bạn (hoặc nói trước một tấm gương, trong trường hợp bạn không tìm thấy ai ngồi nghe mình thuyết giáo ^^)  và giải thích mọi thứ thật tự nhiên khi bản thân chưa hề chuẩn bị.

Nếu những điều bạn học đòi hỏi phải đúng chính xác từng từ ngữ, vậy thì hãy làm điều này trước mặt một người nào đó, để mình có cảm giác về việc trả bài trực tiếp trước mặt người khác.

Phương pháp yêu thích nhất của mình trong phần này chính là tạo ra các bài kiểm tra cho người khác. Tự mình đoán xem câu hỏi nào có thể được đặt ra từ những thông tin này. Dùng những câu hỏi trắc nghiệm, lựa chọn các thông tin khớp nhau với nhiều hình thức khác nữa, n để xem người khác sẽ giải quyết chúng như thế nào.

Tất cả những việc này đều là học thông qua trải nghiệm do bạn thật sự đang luyện tập và thực hành những thứ mà bạn đã học.

  

Bước 8: Liên tục lắng nghe những đoạn ghi âm


Trong lúc làm các công việc không liên quan khác, như giặt ủi hay lái xe, hãy ôn lại thông tin một lần nữa bằng cách lắng nghe những đoạn ghi âm của mình, kiến thức sẽ đi vào tiềm thức của chính bạn mà không thông qua nỗ lực nào. Đây rõ ràng là cách học thông qua lắng nghe nhưng nó vẫn góp phần hoàn thiện mọi thứ bạn đã nhồi nhét vào bộ nhớ ngắn hạn của mình.

Bước 9: Nghỉ xả hơi


Cuối cùng, hãy để tâm trí được thở. Dành ra những khoảng thời gian ngắn mà không cần nghĩ ngợi gì về những thứ bạn vừa được học và quay lại với nó sau đó.
Nhờ khoản nghỉ ngơi đó, bạn sẽ nhận ra những điều mà mình đã biết rồi và nó giúp bạn tập trung vào những phần mà bạn hãy còn yếu.


Lời Kết: Ghi nhớ đôi khi được xem là một thử thách khó nhất với tất cả mọi người, tuy nhiên, nếu hiểu cách thức vận hành của trí nhớ, và thử những bước phía trên, rất có thể bạn sẽ thấy rằng ghi nhớ các thứ dễ hơn bạn tưởng rất nhiều và thậm chí bạn sẽ thấy vui vẽ khi khả năng ghi nhớ của mình ngày một tăng và vượt qua cả những người bạn từng cho là giỏi nhất nữa, chúc bạn may mắn.


  Các bạn có thể xem tóm tắt bằng Infographic này:









Share:

Trang Facebook

Bài Mới Nhất

May mắn là gì? Tất tần tật về may mắn