Wednesday, February 20, 2019

12 mẹo học tập để học giỏi hơn trong năm 2019

Đối với nhiều người trong chúng ta, năm mới đại diện cho những cơ hội tuyệt vời để nhìn lại bản thân xem chúng ta hiện tại đang ở đâu, suy nghĩ về những điểm đến mà ta muốn tới và lên kế hoạch để ta có thể đến được những nơi ấy.
Điều này đặc biệt đúng với những học sinh đang muốn tận dụng tối đa thời gian học tập của bản thân và có được kết quả tốt hơn ở trường. Đó là lí do tại sao chúng tôi đã tổng hợp một danh sách những mẹo giúp bạn phát triển chiến lược học hành để bạn có thể đạt được những mục tiêu học tập của mình trong năm 2019.
12 tip học tập hứa hẹn sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp:
1. Đặt ra mục tiêu học tập:
Có rất nhiều những nghiên cứu đáng tin cậy cho rằng đặt mục tiêu có thể dùng như một phần của chiến lược khiến mọi người thành công trong việc tạo ra ảnh hưởng đến những thay đổi tích cực đối với cuộc sống của họ, do đó đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc tìm ra điều mà bạn thực sự mong muốn đạt được. Hãy đảm bảo rằng bạn tự hỏi chính mình những câu hỏi mấu chốt: Mình có đang đặt ra mục tiêu thiết thực không? Mình có cần phải làm việc chăm chỉ hơn để đạt được mục tiêu không? Nếu bạn đã hài lòng với mục tiêu mà bạn đặt ra thì bạn nên nhắm đến việc phát triển kế hoạch học tập cho năm tiếp theo với những mục tiêu đó trong đầu. Điều này, như một điều tất yếu, sẽ đưa chúng ta đến mẹo thứ 2.
lap muc tieu

 2. Lên kế hoạch học tập:
Thời gian là vàng bạc. Không một ai có thể hiểu rõ điều đó hơn một học sinh tội nghiệp chưa học hành một chữ vào đêm trước kỳ thi. Khi đó, dĩ nhiên là đã quá muộn rồi. Mấu chốt để phá bỏ vòng lặp nhồi nhét trước bài kiểm tra chính là lo xa và lập một kế hoạch làm việc hiệu quả. Điều này không những giúp bạn trở nên có tổ chức và tận dụng tối đa thời gian của bạn, nó còn giúp bạn được thoải mái đầu óc và loại bỏ cảm giác bồn chồn mỗi khi bước vào kỳ thi và biết chắc mình chưa có một chữ trong đầu. Giống như câu nói mà ta vẫn nghe: thất bại khi chuẩn bị chính là chuẩn bị cho thất bại.
len ke hoach

 3. Nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian nhất định trong lúc học

Chúng ta không phải siêu nhân cho nên việc nhận thức được bạn không thể luôn tập trung cao độ mà không cho bản thân thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sau khi làm việc là rất quan trọng. Bạn có thể nghỉ ngơi bằng cách đi bộ khoảng 10 phút, đi tới phòng gym, nói chuyện với bạn bè hoặc đơn giản là pha cho bản thân một cốc nước nóng. Nghe như đang trì hoãn vậy đúng không?! Vậy thì hãy nên nghỉ ngơi đúng mức và đừng để nó biến thành trì hoãn. Dành ra cho bản thân những khoảng thời gian nghỉ ngắn không những cải thiện khả năng tập trung mà còn tăng mức độ hiệu quả của bạn.
nghi ngoi

4. Tận dụng công nghệ

Học tập không còn là những chuỗi ngày ghi chép với bút và giấy nữa rồi. Những phương pháp ghi chép cũ đương nhiên vẫn có vị trí của nó trong việc học hành, chỉ là trong thời buổi hiện tại chúng ta đã có nhiều lựa chọn hơn để cá nhân hóa việc học của mình so với trước đây. Bất kể là dùng những công cụ online, mạng xã hội, blog, video hay ứng dụng điện thoại, việc học đã trở nên trơn tru và tự chủ hơn rất nhiều.
cong nghe

5.Tự kiểm tra bản thân

Nghe thật lạ nhưng đôi khi chỉ đơn giản là bước vào môi trường thi cử đã đủ để chữ nghĩa trong đầu bạn dắt nhau đi hết. Giải pháp hữu hiệu chính là chuẩn bị tinh thần thật kỹ để chịu áp lực của việc ghi nhớ ngày tháng mấu chốt, sự kiện, tên, công thức và nhiều thứ khác nữa. Tự kiểm tra bản thân bằng những câu hỏi thông dụng là cách tốt để thực hiện điều này. Và đừng bận lòng nếu bạn không làm tốt được ngay từ lần đầu tiên- bạn càng luyện tập thì sẽ càng tiến bộ.
kiem tra

6. Tìm kiếm sự cân bằng lành mạnh

Hãy tận dụng cơ hội này để xem xét lại bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần. Phải chăng động cơ của bạn đang dần cạn năng lượng? Thay gì than thở “Mình không bao giờ ngủ đủ hết” hay “Mình ăn quá nhiều đồ ăn tiện lợi rồi” hãy kiểm soát nó và làm gì đó với tình trạng của mình! Thay đổi và xem xem nó ảnh hưởng tích cực thế nào đến thái độ sống và công cuộc học tập của bản thân. Điều này sẽ tạo động lực để bạn duy trì một sự cân bằng lành mạnh trong tương lai.
cân bằng

 7. Trở thành người tích cực
Thái độ của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến khối lượng bài vở bạn hoàn thành và mức độ hiệu quả của quá trình học tập. Nếu bạn luôn tự nói rằng bạn không làm được và không bao giờ thực sự nghiêm túc cam kết về việc học, cố gắng học cũng chỉ càng làm nó khó khăn hơn mà thôi. Thay vào đó, tập trung tâm trí vào kết quả tích cực sẽ đến và vào việc bạn có thể đạt được những kết quả đó như thế nào bằng chính năng lực bản thân mình. Khi bạn suy nghĩ tích cực, hệ thống khen thưởng của não bộ sẽ thực hiện những hành động đặc biệt hơn, từ đó khiến bạn cảm thấy bớt bồn chồn và tạo điều kiện để bạn tiếp cận những mẹo học tập mới mẻ.
tich cuc

 8. Hợp tác với bạn cùng học

Ở thời điểm này của năm học, bạn chắc hẳn phải quen biết kha khá bạn bè trong lớp và hiểu họ khá rõ. Đây là lúc thích hợp để chọn ra vài người bạn cùng học mà bạn biết bạn có thể cùng họ làm việc hiệu quả và được khích lệ để cùng đạt được điểm tốt. Đừng lo nếu bạn không thể gặp nhau thường xuyên, bạn có thể dùng các công cụ online để trao đổi và chia sẻ những ghi chép của mình với nhau.
hop tac

9. Biến những bài học thành những câu chuyện

Mọi người đều thích đọc hay nghe một câu chuyện nào đó bởi vì những câu chuyện không chỉ giúp ta giải trí mà còn giúp ta hiểu và ghi nhớ những chi tiết mấu chốt. Bạn có thể áp dụng điều này vào việc học bằng cách dệt những chi tiết quan trọng hay dự kiện thành một câu chuyện- câu chuyện bạn dệt nên càng phi lý và kỳ cục càng tốt (vì chúng ta thường có xu hướng nhớ những câu chuyện điên rồ ngoài sức tưởng tượng)
cau chuyen

10.Thiết lập một lịch trình học

Lịch trình học được tạo thành bởi nhiều yếu tố hơn là chỉ lên kế hoạch cần học gì và khi nào thì học. Một trong số những mối quan tâm mà bạn cần chú ý đến đó chính là môi trường học của bạn. Tìm một nơi nào đó yên tĩnh và càng ít gây xao nhãng càng tốt. Thay vào đó, bạn cũng có thể thử thay đổi vị trí ngồi học trong thư viện mỗi ngày để xem nó có tác dụng như thế nào đối với bản thân bạn. 
 11. Đánh dấu những thử thách nhỏ

Khi bạn phải đối mặt với những môn học vừa dài vừa dày, bạn có thể tạo ra những thử thách nhỏ để vực lại tinh thần; một cách khá hay để tập trung mỗi ngày và tìm kiếm động lực khi học tập. Theo phân tích của các nhà khoa học, khi bạn càng cảm thấy có động lực và phấn khởi thì não bộ của bạn vận hành càng tốt.


 12. Hỏi thầy cô

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về bài kiểm tra thì cách tốt nhất chính là tìm đến giáo viên bộ môn và nói ra những băn khoăn của bản thân. Giáo viên bộ môn không chỉ là người phù hợp nhất để trả lời những câu hỏi của bạn mà sự chủ động của bạn sẽ được ghi nhận và bạn sẽ biểu hiện một thái độ tích cực bằng cách thể hiện rõ sự hứng thú của mình đối với môn học của giáo viên bộ môn.
Thật sự thì không hề có một quy luật nghiêm ngặt và nhanh chóng nào để chỉ ra thời điểm học tập tốt nhất hay bạn phải học hành trong bao lâu là đủ. Mọi người đều không giống nhau, vậy nên cách tốt nhất để xây dựng một lộ trình chính là thử những điều khác nhau để tìm ra cái phù hợp nhất với bản thân bạn, sau đó điều chỉnh lộ trình để đạt được hiệu quả học tập tối đa nhất.


Share:

Trang Facebook

Bài Mới Nhất

May mắn là gì? Tất tần tật về may mắn