Monday, June 10, 2019

Bí quyết làm bài thi tốt?



Trong cuộc khảo sát của trang uy tính: https://www.childline.org.uk/ với hơn 1300 người tham gia, 96% trong đó cho biết họ cảm thấy lo lắng và áp lực trước các kỳ thi.
Tỷ lệ phần trăm này không đáng ngạc nhiên, nhưng nó đặt ra câu hỏi về việc hệ thống giáo dục có quá cạnh tranh và căng thẳng hay không.
Mình tin chắc rằng giáo dục nên thiên về kiến thức và trải nghiệm hơn là chỉ để lấy điểm. Nhưng có lẽ sẽ còn rất lâu nữa các trường học mới dẹp hẳn các bài thi và kiểm tra, vì vậy các bạn học sinh cũng nên học cách đối phó với các kỳ thi một cách bình tĩnh và hiệu quả nhất có thể.
Mình sẽ đã đưa ra năm cách sau đây, bạn có thể tham khảo xem có áp dụng được cho mình không nhé:

 1. Lập ra một chiến lược cụ thể:
Hầu hết các bạn học sinh thường không có chiến lược cụ thể nào để đối phó với kỳ thi, bài kiểm tra sắp tới, mọi người thường nghĩ rằng, học càng nhiều càng tối và hi vọng vào 1 kết quả tốt nhất có thể.

Thật đáng buồn, khi cách tiếp cận đó không thật sự thông minh lắm, vì làm kiểm tra cũng không khác gì tham gia một trận chiến kéo dày một vài tiếng vậy, và do đó cần một chiến lược cụ thể cho trận chiến đó.

Về cơ bản một chiến lược làm bài thi, kiểm tra cần hội đủ câu trả lời cho các câu hỏi sau:
      Khi nào bạn sẽ bắt đầu học?
      Có bao nhiêu giờ mỗi tuần bạn sẽ dành ra để học?
      Những chủ đề làm bạn cần làm rõ hơn nữa?
      Những bài tập mẫu bạn sẽ cần xem xét?
     Có bao nhiêu câu hỏi ứng dụng thực tế, bạn sẽ làm gì nếu gặp phải?
     Bạn sẽ xem các ghi chú của bạn và đọc sách giáo khoa vào khi nào, bao lâu?
     Có điều gì khó khăn mà bạn có khả năng đối mặt khi ôn bài và làm bài, và làm thế nào bạn sẽ vượt qua chúng?

Có một câu nói rằng: “Không có kế hoạch đồng nghĩa với lập kế hoạch để thất bại”. Do đó hãy chắc rằng bạn có một sự chuẩn bị tốt trước kỳ thi.

 2.   Lên một lịch trình ngủ nghỉ đầy đủ trước 1 tuần khi kỳ thi bắt đầu:
Nhiều bài thi đã được lên lịch vào buổi sáng sớm, thời điểm mà học sinh thường không mấy tỉnh táo.

Nếu bạn chẳng mai thi vào buổi sáng, hãy lập kế hoạc ngủ sớm trước đó một tuần, làm như vậy sẽ giúp cơ thể bạn thích nghi, chức năng não bộ và các cơ quan sẽ được tối ưu cho hoạt động làm việc vào buổi sáng. Nhìn chung, Ngủ đủ giấc là rất quan trọng nếu bạn muốn cải thiện trí nhớ của và tập trung tinh thần.

Tất nhiên, bạn có thể thức khuya, nhưng việc này nên diễn ra trước kỳ thi một tuần, bằng không nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả làm bài của bạn.

  3.  Hạn chế việc ôn bài sát giờ thi:
 Rất nhiều bạn có thói quen coi bài sát giờ thi 10 phút, thật ra điều này chỉ có tác dụng tâm lý thôi, giúp bạn an tâm hơn một xíu, nhưng nhìn chung nó làm rồi rắm vấn đề hơn là giúp đỡ bạn.

10 phút trước khi thi, Nếu bạn điên cuồng xem các bài giảng và ghi chú hay các bài mẫu hoặc phương trình toán học, bạn sẽ trở rối rắm với mớ kiến thức, và việc xáo trộn này làm não bạn không thể gợi lại chính xác cái mà nó đã nhớ. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm bài của bạn.

Thay vào đó, hãy tận dụng thời gian trước khi bắt đầu kỳ thi để thư giãn. Hình dung bản thân bạn trả lời các câu hỏi một cách chính xác, và tưởng tượng mình trong trạng thái hòa bình và tự tin.

Hít một hơi thật sâu. Hít vào bốn giây, sau đó thở ra trong bốn giây. Lặp lại điều này nhiều lần khi cần thiết để bình tĩnh.

 4. Tập trung vào quá trình, đừng tập trung vào kết quả:
Rất nhiều vận động viên nổi tiếng sau khi chiến thắng đã để lại những phát biểu rất hay:
“Phóng viên: Trước khi bóp cò, anh đã ngắm rất lâu, tới 32 giây. Vì sao lại như vậy?
Hoàng Xuân Vinh:  Tôi thường có thói quen bắn chậm và hôm đó tôi bắn viên cuối còn chậm hơn thường lệ. Thú thực lúc đó tôi có một chút run vì vậy tôi cố gắng đứng thật lâu, lấy lại bình tĩnh trước khi nhả đạn. Tôi không quan tâm tới đối thủ bên cạnh ra sao, người hâm mộ hò reo thế nào, chỉ tập trung vào bia trước mắt.”

 Bạn có thể mong đợi họ nói điều gì đó giống như: “tôi đã nghĩ về việc đám đông sẽ phản ứng thế nào nếu tôi bỏ lỡ cú bắn” hay “tôi tập trung vào thời gian còn lại trong trò chơi” hay tôi không muốn làm người hâm mộ thất vọng. Nhưng, những người thành công sẽ chỉ thường tập trung vào những gì đang diễn ra bây giờ, họ sẽ làm tốt những gì bây giờ, và thành công sẽ là cái phải tới sau đó. Bạn có thể google để tìm thêm dẫn chứng khác

 Điều này có nghĩa là nếu bạn tập trung chủ yếu vào kết quả (ví dụ, liên tục tự suy nghĩ: Tôi phải thực hiện bài kiểm tra này. Tôi phải kiểm tra bài kiểm tra này tốt nhất. Tôi phải có điểm kiểm tra bài kiểm tra này cao nhất lớp. Có lẽ bạn sẽ làm dưới sức của mình.

 Nếu bạn muốn đạt điểm cao trong kỳ thi và bài kiểm tra, bạn nên, thay vào đó, tập trung vào duy trì sự bình tĩnh, suy nghĩ qua mỗi câu hỏi một cách cẩn thận và phân tích những gì mỗi câu hỏi thực sự yêu cầu.

  5.  Hãy sử dụng các kỷ thuật làm bài:
Đừng nghĩ rằng kỳ thi là bài kiểm tra để đo kiến thức của bạn. Điều đó có thể đúng 1 phần, nhưng sai tới 9 phần. Dù bạn nắm chắc kiến thwucs như long bàn tay, nhưng bạn không biết các kỷ năng cần thiết khi làm bài thì điểm bạn vẫn sẽ không bào giờ đạt như kỳ vọng.

Ở đây có vài nguyên tắc và kỹ thuật: 

Quen với cấu trúc đề:
1.  Bài thi có bao nhiêu phần.
2.  Sự khác nhau mỗi phần.
3.  Có bao nhiêu câu hỏi trắc nghiệm, câu tự luận, câu suy luận, câu hỏi mở?
4.  Cấu trúc điểm của mỗi phần?

Dùng đồng hồ bấm giờ:
1. Trong một kỳ thi, mỗi giây đều quan trọng. Sử dụng một đồng hồ bấm giờ sẽ giúp bạn theo dõi thời gian một cách chính xác hơn.

Xem xét tổng thể bài thi ngay từ đầu, đừng vội làm ngay:
1. Khi kỳ thi bắt nhận đề, đừng nhảy thẳng vào và bắt đầu trả lời các câu hỏi. Thay vào đó, mất một hoặc hai phút để đọc lướt tất cả các câu hỏi.
2. Nhận định về cách thách thức trả lời mỗi câu, và lưu ý trong đó câu nào là khó và tốn thời gian nhất. Dành nhiều thời gian hơn để giải quyết những câu hỏi đó.

Kiểm soát thời gian trả lời từng câu hỏi đó:
1. Ví dụ, nếu bạn có 50 phút để hoàn thành một bài kiểm tra 10 điểm, bạn có 5 phút mỗi điểm. Vì vậy, đối với một câu hỏi 3 điểm, bạn nên dành khoảng 15 phút trả lời nó.
2. Nếu sau 13 phút bạn vẫn chưa làm xong câu đó, hãy tăng tốc.

Nếu bạn bí câu nào, hãy cho qua:
1. Nếu bạn không làm được câu nào đó, bình tĩnh, cứ di chuyển xuống các câu dưới, giống như kế hoạch ban đầu đã đề ra, đừng suy nghĩ về câu đó cho tới khi làm xong các câu bên dưới.



Lời cuối cùng: Bạn có thể thích/ không thích các bài thi và kiểm tra, nhưng bạn vẫn phải làm, do đó đừng khó chịu với nó làm gì, hãy cứ làm như bình thường. Mình hi vọng những lời khuyên trên sẽ giúp bạn phân fnaof trong các bài kiểm tra và bài thi sắp tới.


Share:

Saturday, June 8, 2019

Cách ôn thi cấp tốc trong thời gian ngắn?



  

 Thứ 2 thi hôm nay đã là Thứ 7, vậy làm thế nào để nhồi nhét kiến thức trong thời gian cực ngắn đây? Mặt dù học nhồi nhét có thể sẽ không giúp bạn có được 9,10 điểm, nhưng nó chắc chắn có thể cứu bạn khỏi điểm 3,4. Thực hiện theo các gợi ý dưới đây cộng với một chút quyết tâm và sẵn sàng cho 1,2 đêm dài và khó khăn. Sẽ giúp bạn đạt những hiệu quả không ngờ tới.

Giai đoạn 1: 2 Đêm trước ngày thi:

 1. Ghi chú tốt:

Vì ngày thi sát đến nơi rồi, nếu có ghi chú tốt và kỹ năng ghi chú hiệu quả có thể tận dụng tối đa thời gian trước ngày thi.
Tìm hiểu những gì bạn thực sự cần phải học. Nếu giáo viên của bạn tổ chức một buổi ôn tập, hãy tận dụng những gì mà hôm đó thầy cô cho ghi lại. Bạn sẽ tìm ra những chủ đề mà giáo viên cho là quan trọng. Nhiều giáo viên đưa ra để cương ôn tập, vì vậy hãy chắc chắn sử dụng chúng. Mặc dù nó có thể sẽ không bao gồm mọi thứ sẽ có trong bài kiểm tra, nhưng ít nhất bạn sẽ có thể tập trung vào các chủ đề chính.

Hãy đọc lại bài giảng được ghi chú. Nếu bạn đi học và chép bài đầy đủ, bạn sẽ có một số lưu ý để nhìn qua. Nếu bạn không ghi lại bất cứ thứ gì, hãy thử lấy vở của một người bạn cùng lớp, người này nên là lớp trưởng hoặc lớp phó học tập, đại loại là ai đó chiu khó ghi chép một chút. ghi chú trong lớp học là một kho tàng kiến ​​thức quan trọng vì giáo viên đã bao gồm những gì họ nghĩ là quan trọng nhất.

2.Ghi lại các khái niệm quan trọng:

Đọc lại các ghi chú, bài giảng của mình, tô màu các khái niệm, định nghĩa, chủ chốt. Hãy viết chúng ra một tờ giấy riêng - ghi chú cấp tốc - hoặc trên thẻ ghi chú. Điều này sẽ giúp bạn xác định những gì bạn cần biết và bạn sẽ có một bộ thẻ ghi chú tiện dụng dễ nhìn, dễ nhớ.

Hành động viết lại cũng có thể giúp bạn ghi nhớ nội dung đó. Nếu bạn là một người học trực quan tốt, thì điều này chắc chắn sẽ giúp ích. Nếu bạn là người học thính giác tốt, nghĩa là bạn học bằng cách nghe, hãy đọc các từ khi bạn viết chúng vào thẻ ghi chú.

 Nếu bạn có đủ thời gian, hãy xem xét viết lại thẻ ghi chú của bạn nhiều lần. Nó có vẻ như quá mức cần thiết, nhưng nếu thông tin đó quan trọng, nó rất hữu ích đó. Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng học các phương trình đại số, hình học, sự lặp lại này không còn hữu dụng lăm.

 3.Học hiệu quả:

Rõ ràng là bạn sẽ không có thời gian để bao quát mọi thứ có thể có trong bài kiểm tra, nhưng bạn có thể thu hẹp những khái niệm chủ chốt và tìm cách tập trung tốt nhất vào các khái niệm này.

 Xác định các chủ đề chính. Xem qua đề cương và ghi chú cấp tốc của bạn để tìm các chủ đề quan trọng hoặc lặp đi lặp lại nhiều nhất trong sách giáo khoa. Quét các phần chính của văn bản liên quan đến các chủ đề này và viết ra bất kỳ thông tin mới nào bạn thấy có vẻ quan trọng. Ý tưởng ở đây không phải là viết ra tất cả mọi thứ, mà là xác định các ý tưởng, sự kiện hoặc phương trình cụ thể có khả năng sẽ được ra trong bài kiểm tra rồi tập trung vào các chủ đề đó càng nhiều càng tốt.

Hãy nhìn vào trang khởi đầu và trang kết thúc của quyển sách. Trang đầu của thường xác định các điểm chính giúp bạn hiểu được nội dung sách. Các trang cuối cùng thường tổng hợp chương, xác định hay tô sáng các từ khóa, và, trong trường hợp của môn toán, những trang này thường liệt kê các phương trình, khái niệm quan trọng.

Xem xét các câu hỏi tiểu luận, các bài tập nhóm (nếu có) và cách bạn phải trả lời chúng. Bây giờ bạn nên nhớ sơ sơ về mấy bài tập đó. Hãy suy nghĩ về các khái niệm được bao gồm trên ghi chú của bạn và đối chiếu với các câu hỏi tiểu luận, bài tập. Việc này sẽ có ít cho trí nhớ và mở rộng các dạng bài tập có thể được ra trong bài kiểm tra.

4.Kiểm tra thử xem mình đang ở mức nào rồi:

    Sau một hồi lâu miệt mài ghi chú và ghi nhớ, bạn nên kiểm tra xem mình đang ở đâu trên con đường thi cử, học hành. Đây là lúc áp dụng kiến thức vào những câu hỏi thực thế:

    Nếu giáo viên của bạn đưa ra một bài thi thử hoặc một số câu hỏi, bài tập ôn tập, hãy làm ngay bây giờ. Nếu không có, thì hãy làm các bài kiểm tra hoặc các câu hỏi ở cuối chương sách giáo khoa. Nhớ là, Chỉ thực hiện các câu hỏi có liên quan trực tiếp đến các khái niệm bạn đã xác định là quan trọng. Đừng dành thời gian cho tất cả câu hỏi. Nếu bạn gặp khó khăn trong một vài câu, hãy lưu ý nó và quay lại sau khi bạn tự chấm điểm bài kiểm tra của mình.

    Chấm điểm bài kiểm tra của mình. Hãy trung thực với bản thân, bằng không bạn sẽ bị shock với kết quả thi thật của chính mình. Xem xét những câu bạn đã làm sai và so sánh chúng với các khái niệm đã được ghi chú của mình. Nếu có trong ghi chú thì bạn xem lại nó, còn nếu chưa thì bạn ghi thêm vào.

5. Sử dụng các kỷ thuật nhớ:

 Bộ não không bao giờ quên. Quên một mẩu thông tin là do không lưu trữ đúng cách, không thể nhớ lại hoặc không lưu trữ theo cách có thể tìm thấy. Thực hành một số kỹ thuật ghi nhớ đơn giản sẽ giúp bạn rất nhiều vào những lúc nguy khốn này:

   Cái đầu tiên gọi là mnemonic. Mnemonic là cách dùng trí tưởng tượng để biến những thứ khó nhớ thành những hình ảnh/phương tiện dễ nhai hơn. Giới thiệu có vẻ hơi xa lạ nhưng chắc hẳn những cái này bạn cũng đã biết và đã xài trong thời đi học rồi. Này nhé, hồi cấp 1 bạn đã được học cách nhớ tháng nào 31 ngày, tháng nào 30 ngày bằng cách đếm bàn tay. Hay hồi lớp 8 mới bắt đầu học hoá có bài ca hoá trị với “khi nào may áo giáp sắt phải hỏi đồng bạc vàng”.
    Cái thứ 2 là cố biến thông tin thành một vần điệu (một bài hát chẳng hạn), liên quan đến hình ảnh mà bạn quen thuộc ( ví dụ như số 2 là hình con thiên nga) sau đó tự kể cho mình một câu chuyện về nó mà bạn biết bạn sẽ nhớ.
    Cái thứ 3 là phân loại: Gôm các từ liên quan lại thành 1 nhóm gần nhau. Như vậy sẽ tiện chi việc nhớ và gợi nhớ lại các khái niệm.
Bạn có thể sử dụng kết hợp cả 3 hoặc nhiều cách trên để đạt hiệu quả cao nhất.

 6. Cố gắng ngủ nhiều nhất có thể, càng nhiều càng tốt:

 Cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt trước khi thi. Một ý tưởng hay là bạn có thể học nhồi nhét trước khi đi ngủ và sau đó thức dậy xem lại, và tiếp tục nhồi nhét thêm thông tin. Nếu bạn ngủ quá ít, bạn sẽ mệt mỏi và dễ mắc lỗi hơn trong. Thiếu ngủ sẽ khiến những thông tin vào phút cuối trở nên khó nhớ hơn. Vì vậy, tập trung vào việc ngủ trước khi bạn quyết định học nhồi nhét trước kỳ thi.


Giai đoạn 2: Vào Ngày Thi       
   
         1.  Làm một bữa ăn nhẹ nhàng, cân bằng ít nhất một tiếng trước khi làm bài thi, kiểm tra:

Tránh chỉ ăn carbohydrate, và thay vào đó hãy lấy một bữa ăn có nhiều protein (trứng), axit béo omega-3 (cá hồi), chất xơ (đậu đen), hoặc trái cây và rau quả. Một số "siêu thực phẩm" giúp tăng chức năng não: quả việt quất, cá hồi, các loại hạt và hạt, bơ, nước ép lựu, trà xanh và sô cô la đen. Bạn có thể nhai một hoặc hai trong số này như một phần của bữa ăn.

          2.  Xem bài lần chót:

  Bạn nên xem lại ghi chú của mình lần cuối trước khi đi thi và hỏi bạn bè của mình một số nội dung liên qua đến phần mà mình đã ôn, đừng quá tham lam khi sa đà vào những dạng bài tập, hoặc kiến thức khác. Vì chúng sẽ làm làm bạn phân tâm và kém tập trung.

         3. Đến phòng thi sớm và ghé thăm nhà vệ sinh:

Bạn nên đến phòng thi sớm để xem xét phòng, chuẩn bị để nghe số báo danh, ngoài ra cũng nên đến để xem nhà vệ sinh ở đâu, vì khi làm bài, bạn có thể sẽ muốn đi vệ sinh, việc biết trước vị trí sẽ giúp bạn đỡ lo lắng và tập trung hơn.





Share:

Friday, June 7, 2019

9 Bí quyết học tập hiệu quả



Cho dù bạn chuẩn bị cho một kỳ thi sắp tới, hoặc muốn cải thiện thói quen học tập của bạn, bạn càng sớm bắt đầu, bạn sẽ sớm thành công. Dưới đây là 9 lời khuyên để giúp bạn sử dụng hiệu quả thời gian học tập của mình, từ đó học tập hiệu quả hơn.

    1. Ghi chú một cách hiệu quả:
Ghi chú tốt là chìa khóa của việc học tốt. Nếu bạn làm tốt, bạn sẽ tự thiết lập cho mình bộ sưu tập các bài giảng, bài đọc dưới dạng các hình ảnh và bản đồ tư dụy được sắp xếp gọn gang, trật tự, điều này sẽ làm ghen tị bạn bè cùng lớp.
Khi bạn học, nghe giảng, ghi chú của bạn sẽ giúp cho tâm trí hình dung lại toàn bộ các bài học được trình bày trong lớp. Sắp xếp các ghi chú của bạn thành một mẫu phác thảo rỏ ràng. Điều này sẽ giúp làm rõ ý của bài học, và bạn sẽ dễ dàng ôn lại khi bạn phải chuẩn bị cho một kỳ thi trong tương lai. Nếu bạn thấy các phần của bài giảng bị thiếu trong ghi chú mindmap của mình, tham khảo sách giáo khoa hoặc nhờ người khác hướng dẫn bạn, giúp đỡ để điền vào những chổ còn thiếu nhé.

Dưới đây là một số chiến lược để giúp làm các ghi chú rỏ ràng hơn:
·         Chuẩn bị để viết ghi chú: (Đọc bài trước ở nhà để có khái niệm tổng quan về bài học, cái này mình đọc sơ qua thôi nha).
·         Gôm các mẫu ghi chú lại của bạn lại một chổ, rồi phân loại chúng theo từng môn học (Có thể viết trên cùng một quyển tập).
·         Lấy những ý chính của bài (thỉnh thoảng thì thầy cô sẽ viết sẵn mấy cái đó ra trên bảng rồi)
·         Sử dụng một hệ thống ghi chú cố định phù hợp với từng loại thông tin (Chẳng hạn như bạn dùng hình “bông hoa” để ký hiệu từ flower vậy, hãy sáng tạo nhé)
Ngoài ra có khá nhiều phần mềm để bạn ghí chú note trên điện thoại lắm như là Evernote nè nhưng mà nhiều khi thầy cô không cho dùng smart phone, nên mình cũng hạn chế liệt kê ra đây.

     2.  Chọn thời gian và địa điểm để học tốt nhất:
a.       Bạn là thức dây sớm hay là một con cú đêm? Thời gian học của bạn nên là bất cứ khi nào bạn tỉnh táo nhất (nên né buổi chiều ra vì buổi chiều thường là thời gian mệt mỏi nhất). Tìm một nơi thoải mái để học tập, và chuẩn bị cho không gian này những tài liệu bạn cần cho việc học trước khi bạn bắt đầu. Cố gắng loại trừ các vật có thể gây mất tập trung (Smartphone, máy tính, đồ chơi…), mấy thứ này sẽ phá vỡ sự tập trung của bạn và lãng phí thời gian học tập. Nếu bạn học trong một quãng thời gian dài, hãy chuẩn bị một ít thức ăn nhẹ và đồ uống!
Nơi học lý tưởng nên thỏa mãn những yêu cầu dưới đây:
·         Không gian bàn đầy đủ
·         Một chỗ ngồi thoải mái
·         Ánh sáng tốt
·         Ít phiền nhiễu
Nếu một nơi yên tĩnh không sẵn có, thì hãy nghe nhạc như nhạc cổ điển hoặc nhạc jazz với âm lượng thấp để giúp chặn tiếng ồn. Âm nhạc có thể them nhiều lợi ích, giúp bạn chú ý hơn.
                        Ngoài ra, bạn không nên học trên giường ngủ của mình, vì theo kinh nghiệm của mình, bạn sẽ ngủ sau 5 phút ^^.

      3.  Thiết lập mục tiêu cho thời gian học:
a.       Thiết lập mục tiêu cho thời gian học của bạn (Chẳng hạn như trong buổi sáng này mình sẽ học được 10 từ vựng Tiếng Anh, hoặc làm được 4 bài tập toán ...). Chia nhỏ khối lượng bài tập và bài học ra để mình không thấy áp lực khi học chúng (Có thể chia lượng bài tập ra thành 3 phần, mỗi phần mình học 45 phút, sau đó mình nghỉ break 15 phút, như vậy sẽ rất đỡ stress). Nên làm phần khó nhất trước, vì lúc đó bạn sẽ có nhiều năng lượng và quyết tâm nhất.
            Thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn: 
·   Theo dõi tiến trình của bạn, để bạn biết những gì bạn đã học.
·   Xác định các khu vực chưa học.
·  Làm nổi bật những chỗ cần nghiên cứu thêm.    
            Dưới đây là một số lời khuyên khác để lập kế hoạch học tập:
·      Lập danh sách các việc cần hoàn thành.
·      Đánh thứ tự ưu tiên các công việc và cho một lượng thời gian ước tính để hoàn thành công việc đó.
·    Lập danh sách gồm 2 cột, 1 cột chứa tên công việc và một cột ghi thời gian khi nào bạn sẽ làm từng nhiệm vụ.
·   Tiềm thời gian tối ưu để thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên cao nhất, thường là khi bạn có nhiều năng lượng, và tập trung tốt nhất.
·     Chia nhỏ lượng công việc ra để đỡ áp lực khi làm.


       4.  Xem lại bài thường xuyên:
a.  Hãy biến việc học thành thói quen. Thêm thời gian học vào thời khóa biểu của bạn và cách dành khoảng 30 phút để xem nội dung ghi từ mỗi lớp. Học mỗi ngày, bài học đó học sẽ lưu lại trong trí nhớ dài hạn của bạn, và sẽ dễ dàng để nhớ lại sau này, cụ thể là khi kỳ thi đến.
b.  Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc xem lại bài học mới trong vòng 24 giờ sau khi nghe nó sẽ giúp bạn giữ lại trong trí nhớ khoảng 60% bài học. Bằng cách này việc ôn tập của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

      5. Sử dụng một chiến lược học tập phù hợp với bạn:
a.       Tất cả chúng ta đều có nhiều cách để khái niệm hóa, nhớ lại và truyền đạt thông tin. Sử dụng nhiều hơn một phương pháp để hiểu hoặc ghi nhớ thông tin có thể giúp bạn giải quyết các khái niệm khó khăn hiệu quả hơn.
b.       Tuy nhiên, một cách khái quát, là mỗi người có một phương pháp học tập ưa thích. Phổ biến nhất được công nhận là các phong cách sau đây:
                       i.      Trực quan / Không gian: Đây là cách học bằng cách nhìn - cách sử dụng hình ảnh trực quan.
                    ii.      Âm thanh / thính giác-âm nhạc: Đây là học bằng cách nghe: sử dụng âm thanh, giọng nói và âm nhạc.
                      iii.      Vật lý / Động lực học: Đây là cách học bằng cách sử dụng cơ thể, tay và va chạm.
                       iv.      (Các cách học khác là: Bằng lời nói / Ngôn ngữ học, logic / toán học, xã hội / giao tiếp, Đơn độc / Nội tâm.) 
            Chọn ra cách học phù hợp cho từng người, hoặc sử dụng kết hợp chúng sẽ giúp bạn học thật hiệu quả.

       6. Thường xuyên tự đặt câu hỏi về bài học:
a.       Đừng đợi tới khi bài kiểm tra tới mới trả lời các câu hỏi về bài học, hãy luôn chủ động, tích cực đặt vấn đề về cái mà mình đang được học. Khi bạn tự đặt và tự giải đáp các vấn đề, kiến thức đó sẽ trở thành của riêng bạn, hơn nữa bạn hoàn toàn có thể đạt được mức độ hiểu biếu sâu hơn những gì mình đã học.
b.       Bạn có thể lập một nhóm học tập, trong đó mọi người thay phiên nhau hỏi và trả lời về nội dung bài học, khi đó sẽ tạo ra bầu không khí sôi động, cùng giúp nhau hoàn thiện hơn phần kiến thức của mình.

      7. Thực tiễn hóa:
a.       Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy áp dụng những kiến thức mình được học vào thực tế cuộc sống, thực hành những gì bạn học được. Nếu bạn có thể tìm thấy một diệp gì đó hoặc một nhiệm vụ, công việc cho phép bạn thực hiện việc học mới hoặc các kỹ năng mới, bạn sẽ hiểu chúng đầy đủ hơn. (Chẳng hạn bạn được học về lắp mạch điên nối tiếp và song song, ỏ nhà bạn muốn lắp thêm bóng đèn, hãy áp dụng bài học của mình vào thực tế).

     8.  Học với bạn bè:
a.       Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng học một mình sẽ tốt hơn so với việc học chung với đám đông, nhưng thật ra điều này chỉ đúng 1 phần thôi. Đối với những môn học vẹt như Sử, Địa, … những môn mà kiến thức là cố định và không đòi hỏi phản biện thì học một mình là tốt. Nhưng với những mon tư duy như Toán, Lý, Hóa ... thì việc phản biện là cần thiết, và do vậy chúng ta nên học thành một nhóm để cùng làm việc, như vậy sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Một số lợi thế của việc học nhóm là:
·         Cung cấp một diễn đàn để thảo luận, giảng dạy, trò chuyện, chia sẻ ý tưởng.
·         Thử thách ý tưởng của bạn, thúc đẩy tư duy phản biện và sáng tạo.
·         Giúp bạn tập trung (với điều kiện là những người bạn kia phải thảo luận theo chủ đề ban đầu)


     9. Tự chăm sóc cho bản thân mình:
a.       Bạn học tập tốt hơn nếu bạn cảm thấy tốt. Nói tóm lại, hãy làm như những lời khuyên bạn có lẽ đã được nhắt đến nhiều: ăn uống tốt, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên.


Share:

Saturday, June 1, 2019

5 loại nhạc giúp bạn tập trung hiệu quả hơn khi học bài, làm việc


Với tất cả những thứ dễ gây xao lãng cho chúng ta trong thế giới ngày nay, việc duy trì sự tập trung có thể là một thách thức. Email, Facebook, Zalo,.. và sự bận rộn nói chung của cuộc sống hàng ngày có thể khiến bạn khó tập trung vào một việc duy nhất. May mắn thay, một số thói quen nhất định có thể giúp tăng cường khả năng tập trung của bạn. Một trong những thói quen dễ dàng và thú vị mà bạn có thể phát triển chỉ đơn giản là nghe nhạc. Các chuyên gia tiết lộ rằng nghe nhạc có thể:
+ Khiến não bạn tiết ra dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh thường được gọi là hóa chất khoái cảm não, có thể cải thiện tâm trạng của bạn.
+ Cho phép bạn tập trung hơn
+ Tăng năng suất
+ Nâng cao hiệu quả của bạn trong khi thực hiện các nhiệm vụ nhàm chán
+ khơi dậy sự sáng tạo của bạn.
Dưới đây là 5 thể loại nhạc mà bạn nên nghe để cải thiện sự tập trung:
1. Âm thanh thiên nhiên:

Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí The Journal of the Acoustical Society of America cho thấy rằng phát âm thanh tự nhiên trong môi trường văn phòng có thể cải thiện nhận thức và tâm trạng của người làm việc. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng những hiệu ứng này có thể áp dụng với các môi trường khác bên ngoài văn phòng. Những người tham gia nghiên cứu lắng nghe âm thanh giống  chước tiếng nước chảy, và họ thấy rất dễ tập trung khi làm việc. Những âm thanh tự nhiên khác(tiếng gió, côn trùng…) có thể hiệu quả miễn là chúng không làm người nghe mất tập trung.


2. Nhạc cổ điển:

Âm nhạc của các nhà soạn nhạc cổ điển như Bach, Mozart và Beethoven có thể có ích khi học bài kiểm tra hoặc tập trung vào một dự án làm việc. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Helsinki gần đây đã phát hiện ra rằng nghe nhạc cổ điển có thể thay đổi chức năng gen, điều này có thể dẫn đến nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện chức năng não.


3. Nhạc mà bạn thấy thích:

Một lý thuyết về lý do tại sao nghe nhạc ưa thích có thể tăng sự tập trung là nó chạm vào các vùng não kiểm soát cảm xúc của bạn. Nghe nhạc gợi lên cảm xúc tích cực có thể dẫn đến mức năng suất cao hơn. Mẹo: Tránh âm nhạc gợi lên những ký ức đau đớn có thể gây ra cảm giác tức giận hoặc buồn bã vì nó có thể làm cho việc tập trung trở nên khó khăn hơn.


4. Nhạc Không lời:

Bạn có thể nhận thấy rằng âm nhạc có lời bài hát gây mất tập trung, đặc biệt là khi thực hiện các nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc kỹ năng nhận thức cao. Trong một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Work, các nhà nghiên cứu đã chơi nhạc có và không có lời cho những người tham gia trong môi trường làm việc và quan sát các tác động lên sự chú ý và năng suất của con người. Nhạc nền với lời bài hát có tác động tiêu cực đáng kể đến sự tập trung và sự chú ý.


5. Âm nhạc được tùy chỉnh:

Cuối cùng, Focus Will, một dịch vụ âm nhạc dựa trên khoa học thần kinh, tùy chỉnh nhạc cụ để giúp tăng sự tập trung và giảm sự phân tâm trong khi thực hiện các hoạt động như đọc, viết và làm việc. Công ty này tuyên bố rằng danh sách nhạc cụ của họ làm dịu hệ thống limbic, phần não chịu trách nhiệm điều chỉnh cảm xúc và trí nhớ, cho phép người nghe duy trì sự tập trung. Để xác định loại nhạc nào sẽ phát và khi nào ảnh hưởng tốt nhất đến não, ứng dụng sử dụng nhiều đặc điểm khác nhau như giá trị cảm xúc, phong cách ghi âm, phím âm nhạc và cường độ.
Lời Kết: Dù bạn có chọn loại âm nhạc nào đi nữa, nhưng mục đích cuối cùng của chúng ta là giữ tập trung cho mình, và tránh làm phiền mọi người xung quanh. Nên, khi nghe nhạc các bạn chú ý đừng mỡ quá ồn nhé, mở lớn quá sẽ gây hại tới tay trong của chúng ta và gây khó chịu cho người xung quanh nữa.

Share:

Trang Facebook

Bài Mới Nhất

May mắn là gì? Tất tần tật về may mắn